Kinh tế Phần_Lan

Bản đồ tăng trưởng GDP của Phần Lan từ năm 1998 đến 2009.Trụ sở chính của công ty điện thoại di động Nokia.
Bài chi tiết: Kinh tế Phần Lan

Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn giữa những năm 1940, Phần Lan đã tập trung vào xây dựng đất nước và đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao như công nghiệp gỗ giấy; luyện kim; đóng tàu và vận tải; cơ khí; điện tử, viễn thông; công nghiệp hoá chất, dược phẩm. Về nông nghiệp, Phần Lan có 2.504 ngàn héc-ta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực.

Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin. Theo xếp hạng của Ủy ban Sáng tạo châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới, vượt xa mức trung bình của châu ÂuMỹ, được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2004) đánh giá là đất nước có "văn hóa sáng tạo", trong đó Nokia là một điển hình. Tình hình kinh tế của Phần Lan hiện nay nhìn chung ổn định. Kinh tế Phần Lan đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (thu nhập từ xuất khẩu, chiếm 40% GDP của Phần Lan, đã giảm mạnh). Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây của EU, về trung và dài hạn, Phần Lan có nền kinh tế ổn định và vững chắc. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2017 là là 7,5% [19] (2010 là 8,4%).

Rừng chiếm 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được ở Phần Lan. Điện thoại di động Nokia (chính gốc là của Phần Lan) hiện đang chiếm một con số đáng kể trong doanh thu của kinh tế Phần Lan. Chế biến kim loạicơ khí, đặc biệt đóng tàu là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồngthuỷ điện, các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có quy mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Các đối tác thương mại lớn nhất của Phần Lan là với Đức, Nga, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Hà LanTrung Quốc. Phần Lan là quốc gia Bắc Âu duy nhất tham gia Eurozone.

Tính đến năm 2016, GDP của Phần Lan đạt 239.186 USD, đứng thứ 44 thế giới và đứng thứ 17 châu Âu.

Công nghiệp

Phần Lan tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng sau Thế chiến II, đạt mức GDP bình quân đầu người ngang bằng với Nhật BảnAnh vào đầu những năm 1970. Ban đầu, phần lớn sự phát triển dựa trên hai nhóm ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, là "công nghiệp kim loại" (metalliteollisuus) và "công nghiệp rừng" (metsäteollisuus). Các "ngành công nghiệp kim loại" bao gồm đóng tàu, gia công kim loại, ngành công nghiệp xe hơi, các sản phẩm thiết kế như động cơ và điện tử, và sản xuất kim loại (thép, đồng và crom). Những con tàu du lịch lớn nhất thế giới được chế tạo tại các xưởng đóng tàu của Phần Lan. "Ngành công nghiệp rừng" bao gồm lâm nghiệp, gỗ, bột giấy và giấy, và là một sự phát triển hợp lý dựa trên nguồn tài nguyên rừng rộng lớn của Phần Lan (77% diện tích được bao phủ bởi rừng, phần lớn là sử dụng tái tạo). Trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nhiều công ty lớn nhất có trụ sở tại Phần Lan (Ahlstrom, Metsä Board, và UPM). Tuy nhiên, nền kinh tế Phần Lan đang dần đa dạng hóa, mở rộng sang các lĩnh vực khác như điện tử (như Nokia), đo lường (Vaisala), nhiên liệu vận tải (Neste), hóa chất (Kemira), tư vấn kỹ thuật (Pöyry) và công nghệ thông tin (ví dụ Rovio Entertainment, nổi tiếng với tựa game Angry Birds), và không còn bị chi phối bởi hai ngành công nghiệp kim loại và rừng. Tương tự như vậy, cấu trúc đã thay đổi, với tỉ trọng các ngành dịch vụ ngày càng tăng, và với việc công nghiệp sản xuất ngày càng giảm tầm quan trọng; nông nghiệp thì chỉ chiếm một phần nhỏ.

Thương mại

Đường Aleksanterinkatu, một con đường thương mại ở Phần Lan.

Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP cao. Ba ngành xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan là: Các sản phẩm thép, máy móc và thiết bị vận tải (chiếm 31,1% xuất khẩu); Thiết bị quang học và điện tử (chiếm 28% xuất khẩu); và sản phẩm giấy và gỗ (chiếm 20,3% xuất khẩu). Công nghiệp Phần Lan phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc và phụ kiện cần thiết cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như cho xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Phần Lan là Đức, Thuỵ Điển, NgaMỹ. Các đối tác nhập khẩu chính là Đức (15,8%), Nga (14%), Thụy Điển (13,7%) và Hà Lan (6,8%).

Chính sách ODA

Phần Lan luôn coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển, coi đây là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Thông qua viện trợ phát triển, Phần Lan mong muốn hỗ trợ các nước nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, qua đó tăng cường khả năng thu hút đầu tư và thương mại của các nước này ("aid for trade"), hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới. Ngày 18 tháng 10 năm 2007, chính phủ Phần Lan đã thông qua Chương trình chính sách phát triển (Development Policy Programme) mới với chủ đề "Toward a Sustainable and Just World Community"(Hướng tới một cộng đồng thế giới công bằng và bền vững). Mục tiêu chính của chính sách phát triển mới này là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2009, viện trợ phát triển của Phần Lan đạt 0,5% GDI. Phần Lan cam kết tăng viện trợ phát triển lên 0,58% GDI năm 2011 và 0,7% GDI năm 2015. Hiện nay, hợp tác phát triển của Phần Lan tập trung vào 8 nước đối tác dài hạn gồm: Mozambique, Tanzania, Ethiopia, Zambia, Kenyachâu Phi; Nicaraguachâu Mỹ Latin; Việt NamNepalchâu Á.

Du lịch

Phần Lan đã đón hơn 3 triệu du khách nước ngoài trong năm 2017, trong đó có khoảng 1,5 triệu đến từ các quốc gia Liên minh châu Âu [20]. Năm 2013, giá trị của ngành du lịch chiếm khoảng 2,5% GDP của Phần Lan, và cung cấp khoảng 136 700 việc làm [21].

Cảnh quan chiếm ưu thế tại Phần Lan là những cánh rừng thông dày và những ngọn đồi thoai thoải, cùng với một số lượng rất lớn các hồ nước và những con lạch. Phần lớn lãnh thổ Phần Lan là nguyên sơ và hoang sơ, bao gồm 40 công viên quốc gia từ bờ biển phía Nam của Vịnh Phần Lan đến vùng núi cao Lapland. Phần Lan cũng có các vùng dân cư với nhiều sự kiện và hoạt động văn hóa.

Các chuyến du lịch thương mại giữa các thành phố cảng biển và ven biển lớn ở khu vực Baltic, bao gồm Helsinki, Turku, Tallinn, StockholmTravemünde, đóng một vai trò quan trọng trong ngành du lịch địa phương. Phần Lan được coi là quê hương của Thánh Nicholas hay Ông già Noel, sống ở vùng Lapland phía bắc [22]. Ông già Noel thường được cho là sống ở Rovaniemi vùng Lapland phía bắc Phần Lan. Ở thị trấn Rovaniemi còn có một ngôi làng gọi là Làng Santa Claus cho khách du lịch đến tham quan.

Khu vực nằm bên trong Vòng Bắc Cực, vào giữa mùa đông thường xảy ra hiện tượng đêm vùng cực, một khoảng thời gian mà mặt trời không mọc trong nhiều ngày hoặc vài tuần, hoặc thậm chí hàng tháng, vào giữa mùa hè thì lại có hiện tượng ban ngày vùng cực, khi mà mặt trời vẫn có thể chiếu sáng ngay cả khi nửa đêm (73 ngày liên tục, tại điểm cực bắc). Hiện tượng cực quang cũng thường xuyên xuất hiện ở vùng phía bắc đất nước vào một thời điểm nhất định trong năm, đây cũng là thời điểm thu hút khách du lịch.

Ngoài ra, vào mùa đông, Phần Lan mang đến cơ hội trượt tuyết băng đồng và trượt tuyết trên núi cao. Nhiều khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng nằm ở phía bắc của vòng Bắc cực ở Lapland, ngoài ra còn có khu trượt tuyết Kuusamo ở phía đông bắc của tỉnh Oulu và Himos ở Jämsä, chỉ cách Helsinki 200 km về phía bắc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phần_Lan //nla.gov.au/anbd.aut-an35740333 http://www.gallup-europe.be/downloads/EUICS%20-%20... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003353.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/207424 http://www.lifeinlapland.com/articles/lapland-trav... http://www.prosperity.com/country.aspx?id=FI http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://appsso.eurostat.ec.europa.eu/nui/show.do?da... http://www.arkisto.fi/